Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Tác hại ít ai ngờ đến của tư thế ngồi vắt chéo chân

Không thể phủ nhận rằng tư thế ngồi này tạo cho chúng ta cảm giác lịch lãm, sang trọng và kín đáo ở cả nam và nữ giới, nó phù hợp cho nhiều hoàn cảnh giao tiếp nhất là với dân văn phòng. Tuy nhiên, việc duy trì tư thế này thường xuyên lại không tốt cho cơ thể chút nào
1/ Tác động xấu đến dây thần kinh: Ngồi lâu một tư thế trong nhiều giờ có thể làm tê liệt dây thần kinh. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn ngồi cố định ở một ví trí trong thời gian dài. Và trong đó, tư thế ngồi bắt chéo chân là tư thể dễ gây tê liệt các dây thần kinh nhất.
2/ Nguy cơ tăng huyết áp: Nếu bạn ngồi lâu trong tư thế bắt chéo chân, áp lực máu trong cơ thể sẽ tăng lên. Chính vì vậy, dù bạn không có vấn đề về huyết áp, thì bạn cũng nên tránh ngồi tư thế này để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các rối loạn tuần hoàn. Đối với những người có tiền sử về bệnh tim càng phải hạn chế tư thế ngồi này vì chúng dễ gây ra các hiện tượng suy tim và suy hệ tuần hoàn. Sau khi chúng ta tập thể dục hoặc đi làm mệt về cũng hạn chế ngồi tư thế này để tránh những nguy cơ đột tử nguy hiểm.
3/ Ảnh hưởng khung xương chậu: Kéo dài tư thế ngồi chéo chân làm cho các cơ bắp đùi trong ngắn hơn cơ bắp đùi bên ngoài, và có nguy cơ làm lệch các khớp ra khỏi vị trí đúng của nó. Đối với phụ nữ, chúng có khả năng gây chấn thương và ảnh hưởng đến xương chậu, tác động xấu đến khả năng làm mẹ của bạn sau này. Bạn sẽ phải rất khó khăn khi sinh thường, thậm chí là cấm sinh sản vì chấn thương có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
4/ Làm giãn tĩnh mạch: Yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến vấn đề giãn tĩnh mạch là gen của bạn. Nhưng ngồi nhiều trong tư thế bắt chéo chân cũng là nguyên nhân gây ra viêm tĩnh mạch. Chúng làm dồn máu vào chân và khiến tĩnh mạch sưng lên. Căn bệnh nguy hiểm này còn có thể biến chứng, kéo theo tình trạng viêm tĩnh mạch và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: Khi đi máy bay, ngồi quá lâu… cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị phù chân và đau chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại một cách nặng nề.
5/ Thoái hóa lưng và cổ: Ngồi với tư thế bắt chéo chân lâu quá ba giờ mỗi ngày có thể khiến bạn dễ mỏi lưng, đau cổ và nhức hông. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động. Nếu được nằm nghỉ, người bệnh thường giảm đau. Nếu thoái hóa vùng cổ, bệnh nhân sẽ thấy nhức đầu vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng, có khi tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép; kèm theo chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt; cột sống cổ biến dạng, vẹo, hạn chế vận động, co cứng cạnh cổ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét